Tra cứu lý lịch tư pháp là bước để cơ quan, tổ chức, cá nhân theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ của mình khi tiến hành kê khai, nộp hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Vậy làm thế nào để thực hiện tra cứu? Có thể tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến hay không? Đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!
Table of Contents
Kê khai lý lịch tư pháp
Để thực hiện việc khai lý lịch tư pháp, bạn cần mang theo đầy đủ giấy tờ đến trực tiếp Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp hoặc Sở tư pháp. Những giấy tờ mang theo gồm:
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu)
– Bản sao CMND hoặc hộ chiếu
– Bản sao sổ hộ khẩu, giấy thường trú hoặc giấy xác nhận tạm trú.
– Đối với người nước ngoài cần mang theo bản sao thẻ tạm trú.
Các địa chỉ để khai lý lịch tư pháp:
– Tại TP.HCM: 141-143 Pasteur, Quận 3, TPHCM.
– Tại Hà Nội: 221 Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
– Tỉnh thành khác: Nếu có thể, bạn trực tiếp về Sở tư pháp ở tỉnh thành trên hộ khẩu làm phiếu lý lịch tư pháp.
Hiện nay, cơ quan Nhà nước đã tiến hành triển khai việc khai lý lịch tư pháp trực tuyến. Bạn không cần phải trực tiếp đến cơ quan như cách làm truyền thống mà vẫn có thể khai lý lịch tư pháp tại nhà.
Chi phí để làm lý lịch tư pháp là bao nhiêu?
– Tại khu vực Hà Nội: Lệ phí là 257.000 VNĐ/ hồ sơ đối với cá nhân có hộ khẩu Hà Nội và 293.000 VNĐ/ hồ sơ với hộ khẩu ngoại tỉnh.
– Tại khu vực TP.HCM: Lệ phí là 258.000 VNĐ/ hồ sơ đối với hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh và 278.000 VNĐ/ hồ sơ với hộ khẩu ngoại tỉnh.
– Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thì lệ phí làm lý lịch tư pháp là 100.000 VNĐ/ người/ lần.
Những trường hợp nào được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp?
– Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
– Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ chuyển phát Phiếu lý lịch tư pháp đến tận nơi, có thể thanh toán thêm mức phí dịch vụ vận chuyển tùy theo công ty dịch vụ có tại Sở tư pháp.
Tra cứu lý lịch tư pháp bằng cách nào?
Tra cứu qua tin nhắn
Hiện nay, Sở tư pháp đã triển khai dịch vụ nhắn tin để theo dõi kết quả giải quyết cấp lý lịch tư pháp trực tuyến. Theo đó, khi nộp hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, người dân sẽ đăng ký số điện thoại di động cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ.
Nếu muốn theo dõi kết quả giải quyết phiếu lý lịch tư pháp của mình, bạn chỉ cần soạn tin nhắn gửi đến số 8183. Lệ phí cho 1 lần nhắn tin là 1.000 VNĐ. Cách thức soạn tin nhắn như sau: Mã số của biên nhận hồ sơ và gửi đến 8183.
Trong trường hợp hồ sơ bị trễ hẹn vì phải xác minh ở các cơ quan khác, Sở tư pháp sẽ chủ động nhắn tin cho bạn và lệ phí tin nhắn này sẽ do Sở tư pháp chi trả.
Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến
Quá trình thực hiện gồm các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia theo địa chỉ https://lltptructuyen.moj.gov.vn/trungtam.
Bước 2: Bấm vào biểu tượng “Tra cứu” bên góc phải của giao diện chính.
Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị màn hình nhập thông tin tra cứu.
Bước 4: Nhập đầy đủ thông tin tra cứu. Trong đó:
– Mã cấp: là mã đăng ký trực tuyến mà hệ thống trả cho người dùng khi thực hiện kê khai, nộp hồ sơ cấp Phiếu.
– Số CMND/ Hộ chiếu của người dùng.
– Mã bảo vệ được hiển thị ngay bên dưới.
Bấm nút “Tra cứu” hoặc nhấn phím “Enter” trên bàn phím máy tính để hoàn tất thao thác nhập thông tin tra cứu.
Bước 4: Hệ thống hiển thị kết quả tìm kiếm tương ứng với thông tin tra cứu vừa nhập. Các thông tin hiển thị bao gồm: Ngày hẹn xử lý, tình trạng xử lý, thông tin hồ sơ (Họ tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; CMND; nơi thường trú,…).
Bước 5: Người dùng có thể xem thông tin chi tiết tờ khai bằng cách bấm vào nút “Xem chi tiết”.
Hệ thống hiển thị tờ khai chi tiết người dùng đã nộp như sau:
Trên đây là những cách để bạn có thể thực hiện tra cứu lý lịch tư pháp sau khi nộp giấy tờ kê khai. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thể tra cứu hồ sơ của mình một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Theo dõi Đại Sứ Quán Việt Nam tại Venezuela để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.
Xem thêm: Norway là nước nào? Thiên đường xứ Bắc Âu là có thật?